Nhân Mã ( Sagittarius ♐︎) (tiếng Hy Lạp: Τοξότης, phiên âm: Toxótēs, nghĩa là “xạ thủ” trong tiếng Latin) là cung hoàng đạo thứ chín, gắn liền với chòm sao Nhân Mã trải dài từ góc 240° đến 270° của hoàng đạo.
Theo hệ thống hoàng đạo nhiệt đới, Mặt Trời di chuyển qua cung này khoảng từ ngày 22 tháng 11 đến 21 tháng 12. Trong thần thoại Hy Lạp, Nhân Mã có liên kết với Chiron, sinh vật nửa người nửa ngựa đã huấn luyện cho người anh hùng Hy Lạp Achilles về kỹ năng bắn cung trong cuộc chiến thành Troy.
Nhân Mã vốn là sinh vật huyền bí mang thân hình nửa nhân nửa mã trong trong thần thoại, được tôn vinh như một người thầy thông thái, có tài chữa bệnh và tầm nhìn sâu sắc giúp xây dựng cầu nối giữa Trái Đất và Thiên Đàng. Còn được biết đến với tên gọi “The Archer” (Xạ Thủ), Nhân Mã có hai biểu tượng tiêu biểu là cây cung và mũi tên.
Nhân Mã | |
Ngày sinh | 21 tháng 11 đến 21 tháng 12 |
Biểu tượng | Cung thủ |
Nguyên tố | Lửa |
Tính chất cung Hoàng Đạo | Cung Linh hoạt |
Chủ tinh | Sao Mộc |
Nhà | Thứ chín |
Thần thoại
Người Babylon cổ đại xem Nhân Mã là hiện thân của thần Nerigal hoặc Nergal, một sinh vật kỳ bí mang thân hình nửa người nửa ngựa đang giương cung bắn tên.1 Hình tượng này thường được miêu tả có đôi cánh, hai chiếc đầu gồm một đầu người và một đầu báo cùng chiếc đuôi ngựa mang nọc độc của bọ cạp giương cao. Trong ngôn ngữ Sumer, tên gọi Pabilsag được ghép từ hai từ: Pabil, nghĩa là “thân phụ cao tuổi”, và Sag, nghĩa là “thủ lĩnh” hoặc “người đứng đầu”. Vì vậy, cái tên này có thể được hiểu là “Thủy Tổ” hoặc “Thánh Tổ”,2 gợi đến hình ảnh vị đứng đầu dòng tộc quyền uy, tương tự cách miêu tả hiện đại của Nhân Mã.
Trong thần thoại Hy Lạp, Nhân Mã gắn liền với hình tượng centaur, sinh vật nửa người nửa ngựa. Một số câu chuyện kể rằng Chiron, vị centaur uyên bác, là con của nữ thần cây cối Philyra và Titan Cronus. Để lén lút gặp tình nhân trót lọt sau lưng người vợ ghen tuông, nữ Titan Rhea, Cronus hóa thành ngựa, dẫn đến sự ra đời của Chiron. Cuối cùng, Chiron trở nên bất tử trên bầu trời, hóa thành chòm sao Nhân Mã, hoặc theo một số dị bản, chòm sao Centaurs.
Điểm đặc biệt, mũi tên của Nhân Mã hướng thẳng về phía ngôi sao Antares, được gọi là “trái tim của Bọ Cạp”, tạo nên sự liên kết đầy ý nghĩa giữa các chòm sao.
Minh họa
Chòm sao Nhân Mã nổi bật với một nhóm sao dễ nhận diện được gọi là “Ấm Trà”. Phần thân ấm được tạo bởi các ngôi sao δ Sgr (Kaus Media), ε Sgr (Kaus Australis), ζ Sgr (Ascella) và φ Sgr, trong khi λ Sgr (Kaus Borealis) đóng vai trò là đỉnh của nắp ấm. Ngôi sao γ² Sgr (Alnasl) đánh dấu đầu vòi và tay cầm được hình thành bởi σ Sgr (Nunki) và τ Sgr.34
Bên cạnh hình ảnh ấm trà quen thuộc, chòm sao này còn được hình dung như một cung thủ oai vệ đang giương cung, với những ngôi sao sáng vẽ nên hình dáng con người và các ngôi sao mờ hơn khắc họa phần thân ngựa đặc trưng của nhân mã trong thần thoại.
Chiêm tinh học
Tính đến năm 2002, mặt trời xuất hiện trong chòm sao Nhân Mã từ ngày 18 tháng 12 đến 18 tháng 1. Trong chiêm tinh học nhiệt đới, mặt trời được cho là ở trong cung Nhân Mã từ ngày 22 tháng 11 đến 21 tháng 12, còn trong chiêm tinh học thiên văn (sidereal), mặt trời ở Nhân Mã từ ngày 16 tháng 12 đến 14 tháng 1.
Cùng với Bạch Dương và Sư Tử, Nhân Mã là một phần của Tam Hỏa (Fire Trigon) và cũng là cung cuối cùng trong tam giác sinh sản (Reproductive Trinity).5 Cung Hoàng đạo này tiếp nối Song Tử và Xử Nữ, là cung thứ ba trong nhóm cung Linh hoạt (the mutable signs), những cung có đặc điểm dễ thay đổi.6 Khi Nhân Mã được miêu tả là xạ thủ, chòm sao này được phân loại là con người, nhưng khi là một centaur, nó được xếp vào loài thú.7 Tuy nhiên, việc phân loại cung hoàng đạo này là con người hay động vật không ảnh hưởng đến cách giải thích thực tế.8
Với biểu tượng xạ thủ, Nhân Mã được cho là không bao giờ thất bại trong việc bắn trúng mục tiêu và còn có sức mạnh tiên tri tài ba, từ đó có câu nói rằng những nhà tiên tri và người dự đoán thường được sinh ra dưới cung này.
Nguồn tham khảo
- Trang 15 của Origins of the ancient constellations: I. The Mesopotamian traditions, bởi J. H. Rogers ↩︎
- White, Gavin (2008). Babylonian Star-lore. Solaria Pubs. trang 155. ↩︎
- “Sagittarius”. deepsky.astroinfo.org. http://deepsky.astroinfo.org/Sgr/. ↩︎
- skywatchers[dead link] ↩︎
- Leo 2006, trang 36. ↩︎
- Anastasi 2013, trang 212. ↩︎
- Lewis 2003, trang 314. ↩︎
- The Symbol of Sagittarius on the Tile Spandrels of Qaysariya Gate of Isfahan”. 28 tháng 12 năm 2020. Archived từ bản gốc ngày 13-12-2021. ↩︎