Xử Nữ (Virgo ♍︎) (tiếng Hy Lạp cổ: Παρθένος, chuyển tự: Parthénos; nghĩa là “trinh nữ” hoặc “thiếu nữ” trong tiếng Latinh) là cung thứ sau trong 12 chòm sao của chiêm tinh học, lần đầu tiên được ghi chép bởi nhà thiên văn học người Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ 2. Theo chiêm tinh học nhiệt đới, Mặt Trời trung bình di chuyển qua khu vực này từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 22 tháng 9. Những người sinh trong khoảng thời gian này có thể được gọi là Virgo hoặc Virgoan, tùy theo hệ thống chiêm tinh.
Cung Xử Nữ gắn liền với nữ thần Astraea trong thần thoại Hy Lạp. Astraea là vị thần cuối cùng rời bỏ Trái Đất vào cuối Kỷ Nguyên Bạc, khi các vị thần khác đã chạy trốn lên đỉnh Olympus. Chính vì vậy, Xử Nữ được liên kết với nguyên tố Đất. Về sau, Astraea được hóa thành chòm sao Xử Nữ.
Xử Nữ là một trong ba cung thuộc nguyên tố Đất, cùng với Ma Kết và Kim Ngưu.
Xử Nữ | |
Ngày sinh | 23 tháng 8 đến 23 tháng 9 |
Biểu tượng | Người trinh nữ |
Nguyên tố | Đất |
Tính chất cung Hoàng Đạo | Cung Linh hoạt |
Chủ tinh | Sao Thủy |
Nhà | Thứ sáu |
Thần thoại
Xử Nữ là một trong những cung hoàng đạo thường bị bỏ quên. Điều này có phần đúng vì Xử Nữ đại diện cho hình ảnh của một nhân vật ít được nhắc đến trong thần thoại Hy Lạp. Thỉnh thoảng, người ta cho rằng Xử Nữ với hình ảnh trinh nữ là biểu tượng của nữ thần Artemis nhưng thực tế, chòm sao lại đại diện cho Astraea. Astraea là nữ thần trinh tiết bảo hộ Công lý trong thần thoại Hy Lạp, được cho là con gái của Titan Astraeus và nữ thần Bình minh Eos. Trong Kỷ Nguyên Vàng trị vì bởi Cronus, Astraea và nhiều vị thần khác sống chan hòa với loài người, nhưng khi các thế hệ trôi qua và trần gian trở nên hỗn loạn hơn, hầu hết các vị thần đã rút lui về cung điện thần thánh. Astraea ở lại lâu hơn để giúp đỡ, nhưng cuối cùng bà vẫn rời đi vì cảm thấy không thể sống hòa hợp với loài người nữa. Chính vì thế, Zeus đặt bà vào giữa các vì sao dưới hình dạng chòm sao Xử Nữ nhằm tôn vinh cũng như nhắc nhở trần gian những giá trị và lý tưởng mà bà đại diện.
Chòm sao Xử Nữ còn có liên kết với nữ thần Công lý Dike trong thần thoại Hy Lạp. Dike là con gái của Zeus và nữ Titan Themis. Dike dưới hình ảnh Xử Nữ có đôi cánh giống thiên thần, tay trái cầm một bông lúa mì và vị trí của bà trên bầu trời được đánh dấu bởi ngôi sao sáng Spica. Chòm sao này nằm cạnh chòm sao Thiên Bình, biểu tượng cán cân công lý. Vì có một số điểm tương đồng trong vai trò, Dike đôi khi được gọi là Astraeia, con gái của Titan Astraeus, cha của các vì sao với Eos, nữ thần Bình minh.
Trong thần thoại Hy Lạp, Dike cũng sống với loài người trong thời kỳ Kỷ Nguyên Vàng. Bà được sinh ra dưới dạng người phàm và sống ở trần gian để cai trị công lý của con người. Kỷ Nguyên Vàng nổi bật về sự thịnh vượng, hòa bình, mùa xuân vĩnh cửu và con người trẻ mãi không già. Khi thần Zeus lật đổ cha mình Cronus, Kỷ Nguyên Vàng liền lụi tàn và Kỷ Nguyên Bạc lên ngôi, đánh dấu thời kỳ không còn phồn vinh như trước. Zeus mang đến bốn mùa riêng biệt khiến con người phải đối mặt với nhiều thay đổi nên họ không còn tin tưởng thần linh như trước. Dike đã từng cảnh báo toàn thể loài người về những nguy hiểm khi bỏ qua lý tưởng của các thế hệ đi trước, dẫn đến nhiều điều tồi tệ hơn bao giờ hết. Sau đó, bà quay lưng với trần gian và bay về núi. Đến Kỷ Nguyên Đồng và Sắt, con người ngày càng tàn nhẫn, chiến tranh loạn lạc, tham lam và không tôn trọng các vị thần. Hoàn toàn thất vọng, Dike chính thức rời đi, bay lên thiên đàng và không bao giờ quay lại.
Trong những câu chuyện khác, chòm sao Xữ Nữ được xác định với nữ thần Lúa mì Demeter, nữ thần Sinh nở Atargatis của vùng đất Syria và con gái của người làm rượu Icarius tên Erigone đã treo cổ tự tử sau cái chết của cha. Trong phiên bản liên quan đến Erigone, Icarius gắn với chòm sao Boötes, Erigone thì với Xữ Nữ. Chòm sao Procyon trong chòm sao Canis Minor đại diện cho chú chó trung thành của Icarius, Maera.
Xử Nữ cũng liên quan đến nữ thần Vận may Tyche, dù bà được khắc họa đang cầm chiếc sừng của sự dồi dào (horn of plenty) chứ không phải một bông lúa. Tên của ngôi sao Spica, ngôi sao sáng nhất đánh dấu vị trí bông lúa mà nữ thần cầm, có nghĩa chính xác là “bông lúa” trong tiếng Latin, biểu tượng của sự sinh sôi, phúc lành và thịnh vượng.
Sự thật thú vị
- Virgo là một trong 48 chòm sao đầu tiên được nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy ghi chép lại vào thế kỷ thứ hai. Đây là một chòm sao cổ xưa mang nghĩa là “trinh nữ” trong tiếng Latin. Người Babylon đã biết đến nó với tên gọi “The Furrow” (mảnh ruộng), biểu tượng cho bông lúa của nữ thần Shala.