IAPETUS

Iapetus hay Iapetos (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἰαπετός) là một Titan thế hệ đầu tiên, con trai của UranusGaia. Ông là cha của các Titan thế hệ thứ hai bao gồm Atlas, Prometheus, Epimetheus và Menoetius. Một số nguồn khác ghi nhận ông là cha của Buphagus và Anchiale.

Iapetus còn được liên kết với Japheth (tiếng Do Thái: יֶפֶת), một trong các con trai của Noah và là tổ tiên của nhân loại theo các ghi chép trong Kinh Thánh. Việc các nhà sử học và học giả Kinh Thánh thời kỳ đầu nhận dạng các dân tộc và nhóm sắc tộc lịch sử khác nhau như hậu duệ của Japheth, cùng với sự tương đồng trong tên gọi, đã dẫn đến sự kết hợp danh tính giữa hai nhân vật này từ thời kỳ cận đại đến hiện nay.

Iapetus hiện thân của sự hữu tử (mortality), ám chỉ đến giới hạn và tính mong manh của cuộc sống con người. Ông được liên kết với những khía cạnh liên quan đến số phận và hậu quả của lựa chọn cá nhân.

Màu sắc biểu tượng của Iapetus là màu bạc.


Iapetus
Tên La Mã
Japetus
Hiện thân cho Sự sống có giới hạn, mong manh và tạm thời của cuộc sống
Bạn đời Clymene
Gia đình UranusGaia (cha mẹ); các Titans, Hecatoncheires và Cyclopes
Con cái Prometheus, Epimetheus, Atlas và Menoetius

 

Thần thoại

Sự kiện thiến Uranus

Iapetus cùng bốn người anh em trai Titan lập mưu chống lại Uranus vào thời điểm ông ta đang là vị vua cai quản cả bầu trời, mặt đất và Thế giới ngầm. Iapetus, Krios, KoiosHyperion ẩn nấp tại bốn góc xa nhất của thế giới. Khi Uranus hạ xuống trần gian để gần gũi với Gaia, bốn anh em này đã chộp lấy và giữ chặt ông ta để người em út Cronus lẻn tới từ bên dưới và chặt đứt bộ phận sinh dục của Uranus. Uranus ôm vết thương bỏ chạy và Cronus trở thành người cai trị mới, bắt đầu Kỷ Nguyên Vàng của vũ trụ.

Các tài liệu nói rằng Iapetus đứng ở cực Tây của thế giới trong cuộc nổi loạn nên ông được xem là vị thần cai trị phương Tây. Sau đó, vị trí này được trao lại cho con trai ông, Atlas, kế thừa trước khi ông ta trở thành người gánh vác cả bầu trời.

Iapetus là Titan duy nhất được Homer nhắc đến trong Iliad qua chi tiết ở Tartarus cùng với Cronus. Sau trận chiến Titanomachy, Cronus, người từng trị vì thế giới trong Kỷ Nguyên Vàng, bị giam cầm ở Vực sâu cùng Iapetus, nơi không có ánh sáng mặt trời hay làn gió nào chạm tới họ. Một số dị bản cho biết ông đã được thả sau đó.

Trận chiến giữa các vị thần và Titan, Joachim Wtewael, 1608

Vợ và các con

Vợ của Iapetus là một trong các con gái của Oceanus và Tethys, tên Clymene (theo Hesiod và Hyginus) hoặc Asia (theo Apollodorus).

Trong Works and Days của Hesiod, Prometheus được cho là con trai của Iapetus mà không có mẹ. Tuy nhiên, trong Theogony của Hesiod, Clymene là vợ của Iapetus và là mẹ của Prometheus. Trong vở kịch Prometheus Bound của Aeschylus, Prometheus được coi là con của nữ thần Themis mà không có cha (nhưng vẫn là anh em với Atlas). Trong Odes của Horace, cụ thể là Ode 1.3, Horace viết: “audax Iapeti genus … Ignem fraude mala gentibus intulit” (“Hậu duệ dũng cảm của Iapetus [tức Prometheus] … đã mang lửa đến loài người bằng sự gian trá hiểm độc”).

Hesiod và các học giả Hy Lạp khác coi các con trai của Iapetus là tổ tiên của nhân loại. Theo đó, một số phẩm chất xấu xa nhất của loài người kế thừa từ bốn vị thần này, khi mỗi người tượng trưng cho một đặc điểm dẫn đến sự sụp đổ của chính họ:

  • Prometheus: xảo quyệt và thông minh, đại diện cho sự mưu mẹo.
  • Epimetheus: vụng về và ngây ngô, ám chỉ sự ngu ngốc dại dột.
  • Atlas: bền bỉ, mạnh mẽ và đầy quyền lực, thể hiện sự táo bạo thái quá.
  • Menoetius: kiêu ngạo và hung hăng, dẫn đến bốc đồng và bạo lực.

Iapetus, với vai trò tổ tông loài người, thường có mối tương quan chặt chẽ với Japheth (יֶפֶת), con trai của Noah, dựa trên những điểm chung về tên gọi và tín ngưỡng được nhà sử học Do Thái Josephus nhắc đến trong Antiquities of the Jews. Tín ngưỡng này coi Japheth là tổ tiên của “Japhetites”, tức là các dân tộc nói ngôn ngữ Ấn-Âu. Sự liên kết giữa Iapetus và Japheth được nhà thần học thế kỷ 17 Matthew Poole đề xuất (và sau đó được nhắc lại bởi Robert Graves và John Pairman Brown).

Anh chị em

Sự thật thú vị

  • Tên “Iapetus” mang nghĩa là “Kẻ xuyên thủng”.
  • Trong thần thoại La Mã, tên tương ứng của Iapetus là Japetus, do tiếng La Mã cổ không có chữ “i”.
  • Mặc dù Iapetus là Titan đại diện cho giới hạn sinh mệnh, các con trai của ông lại chính là những vị thần tạo ra loài người.
  • Iapetus là Titan duy nhất không kết hôn với con gái Gaia. Vợ của ông là Clymene hoặc Asia, con gái của Oceanus và Tethys.

Để lại một bình luận