Erebus hay Erebos (tiếng Hy Lạp cổ: Ἔρεβος) là hiện thân của bóng tối và sự u ám. Ông là con của Chaos và là cha của Aether cùng Hemera. Trong các câu chuyện khác về kiến tạo thế giới Hy Lạp, Erebus là cha của Aether, Eros và Metis, hoặc là Đấng Tối Cao đầu tiên cai trị các vị thần. Trong cái tài liệu về gia phả của tác giả La Mã, Erebus với Nox (tương đương với Nyx) sinh ra vô số hiện thân đặc trưng. Trong thần thoại Orphic, Erebus là con của Chronos.
Tên “Erebus” có thể ám chỉ bóng tối trong Thế giới ngầm, bản thân Thế giới ngầm, hoặc khu vực mà các linh hồn phải đi qua để đến chỗ Hades. Đôi khi, nó được sử dụng như một từ đồng nghĩa với Tartarus hoặc Hades.
Thần thoại
Erebus được cho là khu vực giữa Thế giới ngầm và Trái Đất và cả khu vực ngoài Trái Đất. Vào ban đêm, Nyx mang Erebus đến gần, và vào buổi sáng, Hemera phân tán ông, tạo ra Aether – ánh sáng ban ngày.
Trong một số câu chuyện, Hades có liên quan đến Erebus. Có người nói rằng Erebus muốn lật đổ các vị thần Olympus bằng cách thả các Titan hoặc một quái vật chưa rõ tên lên đó. Tuy nhiên, khi ông đến Tartarus, nơi ở của những sinh vật huyền bí, Hades đẩy ông vào trong nhằm phá hoại kế hoạch.
Hiện thân của bóng tối
Trong nhiều học thuyết vũ trụ của Hy Lạp, Erebus là một trong những thực thể đầu tiên xuất hiện. Trong tác phẩm Theogony của Hesiod (cuối thế kỷ 8 TCN), được người Hy Lạp coi là bản ghi chép chuẩn nhất về nguồn gốc các vị thần, Erebus cũng với Nyx là con của Chaos. Erebus sau đó kết đôi với Nyx, sinh ra Aether và Hemera. Hai thực thể này là hiện thân cho ánh sáng và ban ngày, đã được nhân cách hóa và đối lập với cha mẹ mình – bóng tối và ban đêm.
Dựa trên giả thuyết của Acusilaus (thế kỷ 6 TCN), nhà triết học Damascius theo trường phái Tân Platon đưa ra quan điểm Chaos là nguyên lý đầu tiên, sau đó đến Erebus và Nyx; từ cặp đôi này sinh ra Aether, Eros và Metis.
Nhà triết học Philodemus cho biết Erebus là người đầu tiên trong số năm Đấng Nguyên thủy cai trị các vị thần, sau đó bị Chaos thay thế (một số ý kiến cho rằng nhân vật kế vị có thể là Eros)
Trong thần thoại La Mã
Erebus cũng xuất hiện trong các tài liệu dòng dõi thần thánh của các tác giả La Mã. Theo Cicero (thế kỷ 1 TCN), Erebus và Nox (tương đương với Nyx) là cha mẹ của Aether và Dies (tương đương với Hemera). Họ còn có Amor (Tình yêu), Dolus (Xảo trá), Metus (Sợ hãi), Labor (Lao động), Invidentia (Đố kỵ), Fatum (Số phận), Senectus (Tuổi già), Mors (Cái chết), Tenebrae (Bóng tối), Miseria (Khổ đau), Querella (Than vãn), Gratia (Ân huệ), Fraus (Lừa lọc), Pertinacia (Ngoan cố), Parcae (Ba nữ thần Số Mệnh), Hesperides (Các tiên nữ vườn táo vàng) và Somnia (Giấc mơ).
Trong Fabulae của nhà thần thoại học La Mã Hyginus (thế kỷ 1 TCN và SCN), Chaos và Caligo (Sương mù) đã sinh ra Erubus, Dies và Aether. Sau đó, Erebus có với Nox những người con như Fatum, Senectus, Mors, Letum (Hủy diệt), Continentia (Xung đột), Somnus (Giấc ngủ), Somnia, Lysimeles (Thận trọng), Epiphron (Suy xét), Porphyrion, Epaphus, Discordia (Bất hòa), Miseria, Petulantia (Xấc láo), Nemesis, Euphrosyne (Niềm vui), Amicitia (Tình bạn), Misericordia (Lòng trắc ẩn), Styx, Parcae và Hesperides.
Trong một học thuyết vũ trụ khác của Aristophanes xuất hiện ở vở kịch The Birds (năm 414 TCN), Erebus là một trong những vị thần đầu tiên tồn tại, cùng với Chaos, Night và Tartarus. Vào khoảnh khắc đầu khởi nguồn thế giới, Night đẻ ra một quả trứng gió trong lòng sâu vô tận của Erebus, từ đó tạo ra Eros với đôi cánh vàng.
Tên gọi Thế giới ngầm
Tên “Erebus” thường được các tác giả cổ đại dùng để ám chỉ phần bóng tối trong Thế giới ngầm, bản thân Thế giới ngầm, hoặc là nơi những linh hồn đi đến chỗ Hades. Đôi khi, Erebus còn được dùng thay thế Tartarus hoặc Hades. Trong Odyssey, Homer thật sự đã sử dụng thuật ngữ này để nói về Địa phủ. Ông mô tả các linh hồn của người chết “xuất phát từ Erebus”, trên bờ của Oceanus, ở rìa Trái đất. Trong Iliad, Erebus là chỗ các Erinyes (nữ thần Báo thù Furies) trú ngụ và Heracles trộm chó ba đầu Cerberus. Trong Theogony, Erebus, đồng nghĩa Tartarus, là khu vực dưới lòng đất mà Zeus ném Titan Menoetius và giải thoát Hecatoncheires (sinh vật khổng lồ trăm tay). Trong Homeric Hymn to Demeter, Erebus được dùng để chỉ Hades, nơi mà vị thần Hades và Persephone sinh sống; vở kịch Orestes của Euripides lại cho rằng đây là nơi nữ thần Nyx ở. Sau này, trong văn học La Mã, Ovid gọi Proserpina (tương đương với Persephone) là “nữ hoàng của Erebus”, và các tác giả khác cũng dùng Erebus như một tên gọi của Hades.
Quyền lực và sức mạnh
Erebus là một vị thần Nguyên thủy mạnh mẽ, với bản chất thực sự là một phần của Âm phủ. Những quyền năng nổi bật của ông bao gồm:
- Điều khiển bóng tối (Erebokinesis)
- Điều khiển năng lượng Thế giới ngầm (Advanced Netherkinesis)
- Điều khiển năng lượng cái chết
- Điều khiển người chết)
- Thao túng tâm trí
- Điều khiển vật thể từ xa
- Dịch chuyển tức thời
- Đọc linh hồn
- Đặc tính sinh học của nhóm Thần Nguyên thủy
- Bất khả xâm phạm
- Tái sinh nhanh
- Bất tử