CHAOS

Chaos hay Khaos (tiếng Hy Lạp cổ: χάος, chuyển tự: Kháos) là vị thần đầu tiên trong các Protogenoi (Thần Nguyên thủy), tồn tại trước cả vũ trụ. Tên của ông mang nghĩa là “khoảng trống”. Sau Chaos, các thực thể nguyên thủy khác lần lượt xuất hiện gồm Gaia (Đất Mẹ), Tartarus (Địa Ngục) và Eros (Tình Yêu). Chaos được miêu tả là tầng khí quyển thấp bao quanh Trái Đất, một dạng không khí vô hình và sương mù u ám. Tên gọi Khaos còn ám chỉ phần không gian giữa trời và đất.

Chaos là cha hoặc ông của các thực thể không khí như Nyx (Đêm), Erebos (Bóng Tối), Aether (Ánh Sáng) và Hemera (Ngày), cũng như những Daimones (thần linh nhỏ) tác động đến cảm xúc. Ngoài ra, Chaos còn được xem là một vị thần số phận, giống như con gái Nyx và các cháu gái Moirai (Nữ thần Định Mệnh).

Các tác giả sau này định nghĩa Chaos là sự hỗn loạn của các nguyên tố trong vũ trụ sơ khai, khiến ông bị nhầm lẫn với “bùn nguyên thủy” trong Vũ trụ học Orphic. Chaos không có cha mẹ hay người tạo ra (có thể là tự sinh). Ông tự tồn tại, biết mọi điều xảy ra trong vũ trụ và vượt xa nó ở mọi khoảnh khắc, đồng thời được xem là Đấng toàn năng. Con cháu của Chaos là các Protogenoi thế hệ sau, bao gồm Uranus (Bầu Trời), Ananke (Tất Yếu), Gaia, Nyx, Eros, Erebos và nhiều thực thể khác.


Chaos
Tên gọi  Chaos, Khaos
Cai trị Hư vô, nơi mọi thứ được sinh ra
Bạn đời Không có
Gia đình Không có
Con cái Erebos, Gaia, Nyx, Chronos, Tartarus, Ananke và Birds
Tên La Mã Aer

 

Vũ trụ học trong thần thoại

Hesiod và các triết gia thời Tiền Socrates sử dụng thuật ngữ “Chaos” trong bối cảnh vũ trụ học. Chaos trong tác phẩm của Hesiod được hiểu theo hai cách:

 “the gaping void above the Earth created when Earth and Sky are separated from their primordial unity”

“là khoảng trống lớn phía trên Trái Đất, được tạo ra khi Trái Đất và Bầu Trời tách rời khỏi sự hợp nhất nguyên thủy”

hoặc

“the gaping space below the Earth on which Earth rests”

“là khoảng không gian rộng lớn phía dưới Trái Đất, nơi Trái Đất tựa trên đó”

Trong Theogony, Hesiod miêu tả Chaos nằm phía dưới Trái Đất nhưng phía trên Tartarus. Chaos nguyên thủy đôi khi được coi là nền tảng thực sự của mọi thực tại, một quan điểm nổi bật trong triết học của Heraclitus.

Thời kỳ cổ đại (khoảng 3000 TCN đến 146 TCN)

Trong Theogony của Hesiod, Chaos là thứ đầu tiên xuất hiện. Sau đó, từ Chaos sinh ra Gaia, Tartarus, Erubus, Nyx và Eros. Một số câu chuyện khác sử dụng tên Eros chỉ con trai của Aphrodite.

Chaos, giống Tartarus, tuy được nhân cách hóa để có con cái, ông vẫn được xem như một địa điểm: là nơi tối tăm, lạnh lẽo, sâu thẳm dưới lòng đất, vượt xa chỗ ở các Titan. Chaos, dù là đại dương hay không khí phía trên, đều có thể dính đòn tia chớp của Zeus.

Khái niệm về sự vô hạn thời gian đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại xa xưa thông qua định nghĩa sự bất tử trong tín ngưỡng. Mục tiêu chính của những chù đề này chính là mô tả sự khởi nguồn và phát triển của thế giới. Người Hy Lạp tin rằng thế giới được hình thành từ một trạng thái nguyên thủy duy nhất, và từ đó tạo nên nền tảng vĩnh cữu cho mọi sự tồn tại.

Anaximander cho biết nguồn gốc của mọi thứ là apeiron (vô hạn), một chất liệu thần thánh trường tồn ít xác định hơn các yếu tố quen thuộc như nước, không khí, lửa và đất. Mọi thứ được tạo ra từ apeiron và sẽ quay về đó theo quy luật tự nhiên. Một quan niệm khác về bản chất của thế giới nói rằng mặt đất bên dưới bề mặt của nó kéo dài vô tận và phần rễ sẽ ở trên Tartarus, nơi sâu nhất của Thế giới ngầm.

Nguồn gốc và các ranh giới của Trái Đất như biển cả, bầu trời, vực thẳm, giao thoa và phát triển trong một khoảng trống rộng lớn vô tận, sau này trở thành định nghĩa cụ thể của Chaos.

Thời kỳ cổ điển (thế kỷ 5 TCN đến thế kỷ 4 TCN)

Trong vở kịch Birds của nhà biên kịch vĩ đại Aristophanes, khởi nguyên vũ trụ chỉ có Chaos, Night, Erebus và Tartarus. Lúc đó, Trái Đất, không khí và thiên đàng chưa tồn tại. Night với đôi cánh đen tuyền đẻ ra một quả trứng không mầm sống trong lòng vực sâu thẳm của Erebus. Sau những chu kỳ dài đằng đẵng, Eros bước ra, mang đôi cánh vàng lấp lánh với tốc độ nhanh tựa cơn lốc cuồng phong. Eros giao phối với Chaos trong Tartarus và sinh ra Birds, những sinh vật đầu tiên nhìn thấy ánh sáng, tiếp đó là Trời, Biển và Trái Đất. Theo câu chuyện, các vị thần bất tử chỉ xuất hiện sau khi Eros kết hợp các yếu tố của thế giới.

Trong tác phẩm Timaeus của Plato, khái niệm Chaos tương đương với thuật ngữ Hy Lạp “chôra”, nghĩa là khoảng không gian vô định hình. Đây là nơi các dấu vết vật chất của các yếu tố chuyển động hỗn loạn. Tuy nhiên, Plato không coi chôra như một biến thể của cách hiểu nguyên tử về nguồn gốc thế giới. Ông định nghĩa chôra là “một vật chứa của mọi sự trở thành – giống như một vú nuôi”, nơi tiếp nhận hành động sáng tạo của Đấng tạo hóa.

Nhà triết học Hy Lạp Aristotle, khi khám phá không gian trong vật lý, đã đặt câu hỏi về định nghĩa Chaos của Hesiod như là “khoảng trống” hay “nơi không có gì”. Aristotle cho rằng Chaos là một thực thể tồn tại độc lập, không có nó thì không thể có các vật thể cảm nhận được. Do đo, Chaos được đưa vào chủ đề nghiên cứu vật lý, vượt khỏi cách hiểu thần thoại ban đầu. Trong tài liệu của mình, Aristotle sử dụng Chaos để phản bác quan điểm của các nhà nguyên tử luận, những người cho rằng không gian trống rỗng tồn tại.

Trong Theogony của Hesiod

“Verily at the first Chaos came to be, but next wide-bosomed Earth, the ever-sure foundations of all the deathless ones who hold the peaks of snowy Olympus, and dim Tartarus in the depth of the wide-pathed Earth, and Eros (Love), fairest among the deathless gods, who unnerves the limbs and overcomes the mind and wise counsels of all gods and all men within them. From Chaos came forth Erebus and black Night; but of Night were born Aether and Day, whom she conceived and bare from union in love with Erebus. And Earth first bore starry Heaven, equal to herself, to cover her on every side, and to be an ever-sure abiding-place for the blessed gods. And she brought forth long hills, graceful haunts of the goddess Nymphs who dwell amongst the glens of the hills. She bore also the fruitless deep with his raging swell, Pontus, without sweet union of love. But afterwards she lay with Heaven and bore deep-swirling Oceanus, Coeus and Crius and Hyperion and Iapetus, Theia and Rhea, Themis and Mnemosyne and gold-crowned Phoebe and lovely Tethys. After them was born Cronos the wily, youngest and most terrible of her children, and he hated his lusty sire.”

– Hesiod, Theogony 116-138

Qủa thực, Hỗn Mang tồn tại ban đầu. Sau đó là Đất Mẹ, với vòng tay rộng mở, trở thành nền tảng vững chắc cho tất cả vị thần bất tử ngự trị trên đỉnh Olympus phủ tuyết. Tiếp đến, Vực Thẳm tối tăm nằm sâu dưới lòng đất và thần Tình yêu Eros, duyên dáng và lộng lẫy nhất, xuất hiện. Chính ông là người có thể làm mềm yếu các chi và điểu kiển tâm trí cùng những suy tính khôn ngoan của thần linh lẫn con người.

Từ Hỗn Mang, Erebus và Đêm Đen ra đời. Nhờ tình yêu với Erebus, Đêm Đen tạo ra Aether và Ban Ngày. Còn Đất Mẹ sinh ra Uranus, với quyền lực ngang bằng, có thể che chở bà từ mọi phía và làm nơi trú ngụ mãi mãi cho các vị thần may mắn. Bà còn mang đến những ngọn đồi dài giữa các thung lũng tươi đẹp, là khu vực ẩn náu của nhiều nữ thần Nymph. Bà cũng sinh ra biển cả Pontus vô tận, với vô số cơn sóng cuộn trào mạnh mẽ, mà không cần bất kỳ bạn đời ngọt ngào.

Sau đó, bà kết hợp với Uranus và sản sinh Oceanus cuồn cuộn, Coeus, Crius, Hyperion, Iapetus, Theia, Rhea, Themis, Mnemosyne, Phoebe vàng son và Tethys đáng yêu. Cuối cùng, Cronus xảo quyệt ra đời, là đứa con út đáng sợ nhất của bà, luôn căm ghét cha mình.

Để lại một bình luận