HELEN THÀNH TROY

“… did you really think I never try to escape? That I never call upon the powers Father Zeus had gifted me and fought my way out of that wretched kingdom? I had called upon the sky and rained down thunder and lightning onto the cities. I had summoned the storm to swallow the ships of merchants and soldiers alike. I had ordered the spirits of the sky to cause chaos among the people of Troy. And all. For. Nothing. The gods had abandoned me at an unknown lands, left me to the mercy of the enemies. And now, I will return the favor.”

“… ngươi thực sự nghĩ rằng ta chưa từng cố gắng trốn thoát sao? Rằng ta chưa từng sử dụng những quyền năng mà phụ thân Zeus ban cho và chiến đấu để thoát khỏi vương quốc khốn khổ đó? Ta đã triệu gọi bầu trời, giáng sấm sét và tia chớp xuống các thành phố. Ta đã tạo nên những cơn bão để nhấn chìm tàu bè của thương nhân và binh lính. Ta đã ra lệnh cho các linh hồn trên trời gieo rắc hỗn loạn cho dân chúng thành Troy. Và tất cả… thật… vô nghĩa. Thần linh đã ruồng bỏ ta ở một vùng đất xa lạ, phó mặc ta trông cậy lòng thương hại của kẻ thù. Giờ đây, ta sẽ trả món nợ ấy.”

Helen hoặc Helena (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἑλένη, phiên âm: Helénē), còn được biết đến với tên gọi Helen thành Troy, Helen xứ Argos hoặc Helen xứ Sparta, được cho là người phụ nữ đẹp nhất trần gian trong thần thoại Hy Lạp. Cô là con gái của thần Zeus và Leda, vợ vua thành Sparta, hoặc nữ thần Báo thù Nemesis. Cô đồng thời có mối quan hệ chị em với Clytemnestra, cặp song sinh Castor, Pollux nổi tiếng, Philonoe, Phoebe và Timandra.

Helen lập gia đình với Menelaus, em trai của Agamemnon. Sau khi hai người kết hôn, vua Tyndareus, cha của Helen, thoái vị, nhường ngai vàng cho Menelaus nên anh trở thành vua thành Sparta. Theo sử sách ghi chép, cuộc hôn nhân của họ sinh ra Hermione, và một số nguồn khác cho biết còn có cả Nicostratus. Việc cô bị Paris thành Troy bắt cóc được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Cuộc chiến thành Troy.


Helen
Tên gọi khác Helen, Helena, Helen Tuyệt Đẹp, Helen xứ Sparta
Thể chất
Chủng loài Á thần
Giới tính Nữ
Phả hệ
Cha mẹ Zeus và Leda
Anh chị em ClytemnestraCastorPolluxPhilonoePhoebeTimandra
Bạn đời Menelaus
Con cái Hermione

 

Những chi tiết tiểu sử thuộc về Helen xuất phát từ các tác phẩm kinh điển của tác giả cổ đại như Aristophanes, Cicero, Euripides và Homer (trong cả IliadOdyssey). Câu chuyện của cô cũng xuất hiện trong Quyển II của Aeneid do Virgil sáng tác. Thưở còn nhỏ, Helen từng bị vị anh hùng Theseus bắt cóc về làm vợ. Chính hai enh em Castor và Pollux đã đi giải cứu cô, tạo nên giai thoại nổi tiếng về cặp sinh đôi này. Giai đoạn Helen trưởng thành tiếp tục nổ ra cuộc cạnh tranh giành quyền cầu hôn cô và chiến thắng đã thuộc về Menelaus. Trước đó, một khế ước đã được lập ra và ký kết bởi những người tham gia gọi là “Lời thề của Tyndareus,” trong đó ghi rõ bắt buộc hỗ trợ quân sự cho người chiến thắng nếu Helen bị cướp khỏi anh ta. Chính nghĩa vụ từ cam kết này dẫn đến Cuộc chiến thành Troy với sự tham gia của nhiều phe cánh.

Khi Helen cưới Menelaus, tuổi đời cô vẫn còn rất trẻ. Sự kiện cô rời đi cùng Paris sau đó tạo ra hai giả thuyết: liệu đây là vụ bắt cóc có chủ đích và sắp xếp hay cuộc trốn chạy tự nguyện – điều mà tới thời điểm hiện tại có lẽ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Các câu chuyện thần thoại về Helen trong thời gian ở Troy cũng có sự mâu thuẫn. Homer miêu tả cô với hai thái cực đối lập: vừa ân hận về lựa chọn của mình, vừa ranh mãnh trong những nỗ lực cải thiện hình ảnh trước công chúng. Các tài liệu khác khắc họa Helen như một người phản bội, giả vờ tham gia các nghi lễ Bacchic (liên quan đến thần Dionysus) và vui mừng trước sự tàn sát mà cô gây ra. Trong một số phiên bản, Helen không đến Troy, mà thay vào đó ở lại Ai Cập chờ kết thúc chiến tranh.

Theo tài liệu của Homer, khi Paris bị giết trong trận chiến, Helen đã về đoàn tụ với Menelaus. Những phiên bản khác thì nói rằng cô đi lên đỉnh Olympus. Một tín ngưỡng thờ thần liên quan đến Helen đã phát triển ở Laconia thời Hellenistic, cả ở Sparta và những nơi khác. Tại Therapne, cô được tôn thờ chung một ngôi đền với Menelaus. Cô cũng được sùng bái ở Attica và Rhodes.

Vẻ đẹp của Helen truyền vô số cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ ở mọi thời đại, thường được dùng như là hiện thân cái đẹp lý tưởng của con người. Hình ảnh của Helen bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 7 TCN. Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, việc cô bị Paris bắt cóc hoặc cùng Paris bỏ trốn là một chủ đề tranh luận phổ biến. Trong những hình minh họa thời Trung Cổ, sự kiện này thường được vẽ như một sự quyến rũ, trong khi các bức tranh thời Phục hưng khắc họa là một “cuộc cưỡng hiếp” (tức là bị bắt cóc) bởi Paris. Dòng thơ của Christopher Marlowe trong vở bi kịch Doctor Faustus (1604) có câu:

“Was this the face that launched a thousand ships / And burnt the topless towers of Ilium?”

“Đây có phải là khuôn mặt đã khởi xướng một ngàn con tàu / Và thiêu rụi những tháp không nóc thành Ilium?”

Ngoại hình

Helen thành Troy, Evelyn De Morgan, 1898

Gắn liền với danh hiệu “người phụ nữ đẹp nhất trong thời kỳ cổ đại”, Helen sở hữu vẻ đẹp thiên thần và tuyệt mỹ, vượt qua cả những nữ thần bất tử. Trong công cuộc tìm kiếm tấm chồng cho Helen của vua Tyndareus, vẻ đẹp của cô dù được che giấu sau tấm mạng cũng đủ làm cả căn phòng im lặng.

Cô có “cánh tay trắng ngọc ngà, mặc áo choàng dài và mái tóc lộng lẫy,” vàng óng ả đến thắt lưng. Đôi mắt cô “đen tuyền và sáng lấp lánh như thạch anh vỏ chai.” Giọng nói thì “nhẹ nhàng và trìu mến, vang vọng đến từng góc của đại sảnh.”

Helen đơn giản được biết đến là người xinh đẹp nhất, đáng yêu nhất, lộng lẫy nhất, tuyệt vời nhất và có nét đẹp hủy diệt thế giới. Cô hoàn hảo, sắc sảo, rực rỡ, cao quý, duyên dáng, quyến rũ trong mọi cách định nghĩa nhan sắc. Sắc thái mỹ miều vô song của Helen khiến mọi cánh đàn ông trên thế giới đều si mê và khao khát có cô cho riêng mình.

Khi Helen bước đi trên chiến trường Troy, tất cả chiến binh, cả Troy lẫn Hy Lạp, đều bỏ vũ khí và ngừng chiến đấu để chiêm ngưỡng vẻ kiều diễm khó cưỡng ấy. Rất tiếc, sau cuộc chiến thành Troy, dáng vẻ tuyệt mỹ của Helen phai mờ rất nhiều bởi những năm tháng chồng chất tiếc thương và căm phẫn, khiến cô trở thành “một cái bóng của vinh quang trước đây”.

Tính cách

Helen của xứ Troy vô cùng thông minh, khôn ngoan và giàu tri thức, nhưng có vẻ ít ai chú ý đến điều đó. Tâm hồn của cô cũng tỉ lệ thuận với sắc đẹp trời ban, rất hoàn mỹ và ưu tú. Cô luôn cảm thấy đầy tội lỗi và buồn khổ vì cho rằng bản thân là nguyên nhân chính dẫn đến sự lụi tàn thành Troy. Helen ghét bỏ và tự trách chính mình vì có vẻ đẹp quá ảo diệu giống như thần thánh, khiến cho nam giới lẫn các nam thần đều phải kinh ngạc, mê hoặc và say đắm. Ngoài ra, Helen thực sự là cô gái ngọt ngào, tốt bụng, hiền hậu, hào phóng và giàu lòng yêu thương, nhưng tất cả đã bị ngoại hình của cô lu mờ, không một ai để ý.

Gia đình

Helen và Menelaus có với nhau một người con gái tên Hermione. Sử gia cổ đại Hesiod viết rằng cô là “đứa trẻ ngoài ý muốn”. Các nguồn khác lại cho biết Helen là mẹ của một hoặc nhiều con trai, tên Aethiolas, Nicostratus, Megapenthes và Pleisthenes. Tuy nhiên, theo một số dị bản, đây là những đứa con ngoài giá thú của Menelaus và các tình nhân khác.

Helen và Paris có ba con trai, là Bunomus, Aganus, Idaeus, và một con gái trùng tên với cô là Helen. Cả ba con trai đều chết trong trận chiến thành Troy, khi một trận động đất khiến mái căn phòng nơi chúng ngủ bị sập.

Thần thoại

Sự ra đời

Trong hầu hết các nguồn tài liệu, bao gồm IliadOdyssey, Helen là con gái của thần Zeus và Leda, vợ của vua Tyndareus xứ Sparta. Mặc dù Tyndareus được coi là cha hợp pháp của Helen, nhưng thực chất cô là con gái của Zeus. Trong một lần bị đại bàng truy đuổi khi đang ở dạng con thiên nga, vị thần tối cao tìm được nơi trú ẩn bên Leda. Thiên nga nhanh chóng chiếm được tình cảm của bà và cả hai giao phối. Sau đó, Leda sinh ra một quả trứng, từ đó Helen chào đời.

Theo Vatican Mythographer, có đến hai quả trứng được sinh ra từ cuộc giao hoan này. Một quả chứa hai anh em sinh đôi Castor và Pollux, quả còn lại chứa Helen và Clytemnestra. Tuy nhiên, cùng nhóm tác giả này trước đó lại nói rằng Helen, Castor và Pollux đều sinh ra cùng một quả trứng duy nhất. Nhiều nguồn liên quan cho biết Leda đã quan hệ với cả Zeus và Tyndareus vào đêm bà mang thai Helen.

Tuy nhiên trong tác phẩm Cypria, một phần của Epic Cycle, Helen được cho là con gái của Zeus và nữ thần Báo thù Nemesis. Thời gian sáng tác của Cypria vẫn chưa xác định nhưng có vẻ như nó bảo tồn các truyền thống có niên đại ít nhất từ thế kỷ 7 TCN. Cypria kể rằng Nemesis không muốn khoái lạc với Zeus. Vì vậy, bà biến hóa thành nhiều loài động vật để cố gắng trốn thoát Zeus, cuối cùng lại hóa thành một con ngỗng. Zeus sau đó cũng hóa thành ngỗng và cưỡng bức Nemesis. Bà đã sinh ra một quả trứng, đó là Helen. Theo Cypria, quả trứng này sau đó được chuyển đến tay Leda. Các dị bản sau này cho rằng quả trứng này được một người chăn cừu phát hiện trong một khu rừng ở Attica và mang đến Leda, hoặc chính Hermes đưa nó cho bà.

Hình vẽ Sự ra đời của Helen trên bình gốm đỏ bóng của Hy Lạp, họa sĩ Dijon, khoảng 375 – 350 TCN

Bị bắt cóc lúc nhỏ bởi Theseus

Hai người Athens, Theseus và Pirithous, tin rằng vì họ là con trai của các vị thần nên họ xứng đáng lấy những người vợ khí chất hơn người. Họ lập kế hoạch giúp đỡ nhau bắt cóc hai người con gái của Zeus. Theseus chọn Helen, còn Pirithous dự định bắt cóc Persephone, vợ của Hades.

Theseus đã bắt được Helen và giao cô cho mẹ mình, Aethra, hoặc cho người cộng sự Aphidnus, ở Aphidnae hoặc Athens. Sau đó, cả Theseus và Pirithous cùng đến Địa phủ của Hades để bắt cóc Persephone. Hades đã biết trước kế hoạch nên giả vờ tiếp đãi họ bằng một bữa tiệc. Khi cả hai vừa ngồi xuống, rắn liền quấn quanh chân, trói chặt họ vào “chiếc ghế quên lãng” (Chair of Forgetfulness) khiến họ không thể di chuyển và quên mất ý định của bản thân. Sau này, Theseus được giải thoát nhờ Heracles.

Castor và Pollux giải cứu Helen, Jean-Bruno Gassies, 1817

Biết được em mình bị bắt cóc, hai người anh trai Castor và Pollux liền tấn công Athens nhằm giải cứu Helen. Họ cũng bắt giữ Aethra để trả thù và đưa Helen trở về Sparta. Theo Goethe trong tác phẩm Faust, Nhân Mã Chiron có góp sức giúp hai anh em Dioscuri đưa cô về nhà.

Trong hầu hết các tài liệu, Helen khi ấy còn rất trẻ. Nhà sử gia Hellanicus xứ Lesbos cho biết cô khi ấy mới bảy tuổi, còn Diodorus lại nói cô vừa lên mười. Nhà thơ Stesichorus lại khẳng định Theseus và Helen có người con gái tên Iphigenia, ám chỉ Helen đã ở độ tuổi sinh nở. Thế nhưng, phần lớn các nguồn nói rằng Iphigenia được ghi nhận là con gái của vua Agamemnon và Clytemnestra.

Người cầu hôn

Khi Helen đến tuổi lập gia đình, nhiều vị vua và hoàng tử từ khắp nơi trên thế giới đã đến cầu hôn cô, mang theo vô số món quà quý giá. Vua Tyndareus mở ra cuộc tuyển chọn người xứng đáng với sự góp mặt của Castor và Pollux trong vai trò so tài và xem xét các ứng viên, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Tyndareus. Menelaus, người sau này trở thành chồng của Helen, không trực tiếp tham dự mà cử anh trai mình, Agamemnon, đại diện thay. Anh ta được chọn vì có nhiều của cải nhất.

Helen and Menelaus, Johann Heinrich Wilhelm Tischbein, 1816

Lời thề của Tyndareus

Trong suốt quá trình tuyển chọn, Tyndareus vô cùng lo sợ sẽ làm phật lòng vị hoàng tử hay vị vua nào đó, dẫn đến xung đột. Odysseus là một trong những người cầu hôn nhưng lại không mang theo quà tặng gì vì nghĩ rằng mình ít cơ hội chiến thắng. Thay vào đó, anh hứa sẽ giải quyết vấn đề giúp vua Tyndareus, ngược lại ông phải hỗ trợ ông trong việc theo đuổi Penelope, con gái của Icarius. Tyndareus đồng ý ngay lập tức, sau đó Odysseus đưa ra lời khuyên rằng trước khi công bố quyết định, tất cả những người cầu hôn bắt buộc phải thề một lời thề trang trọng. Đó là họ sẽ bảo vệ người chồng được chọn khỏi bất kỳ ai muốn tranh cãi hoặc cướp Helen từ tay người đó. Sau khi các hoàng tử đã thề không trả thù, Menelaus được chọn làm chồng của Helen. Để thần linh chứng giám cho cam kết quan trọng này, Tyndareus hiến tế một con ngựa. Sau khi Tyndareus và Leda thoái vị, Helen và Menelaus trở thành những người cai trị Sparta. Họ cùng nhau lãnh đạo Sparta ít nhất mười năm và có với nhau một người con gái tên Hermione.

Cuộc hôn nhân của Helen và Menelaus đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Theo Hesiod, Zeus đã có kế hoạch tiêu diệt loài người, đặc biệt là các anh hùng. Cuộc chiến thành Troy, khởi nguồn từ việc Helen bỏ trốn cùng Paris, được coi là phương tiện mà Zeus sử dùng để thực hiện kế hoạch này.

Bị Paris bắt cóc

Paris, hoàng tử thành Troy, giả danh sứ giả đến Sparta nhưng thực chất đi bắt Helen. Trước đó, trong câu chuyện Phán quyết của Paris (The Judgement of Paris), Paris được Zeus giao nhiệm vụ phân xử xem giữa ba nữ thần Hera, AthenaAphrodite, ai là người đẹp nhất. Để chiếm được sự ủng hộ của Paris, Aphrodite hứa sẽ ban cho anh tình yêu của người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Bị mê hoặc bởi lời hứa của Aphrodite, Paris chọn bà là nữ thần đẹp nhất, khiến Athena và Hera căm phẫn.

Mặc dù Helen được cho rằng bị Paris cưỡng ép (tức bị bắt cóc), nhưng các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ đại thường mơ hồ và mâu thuẫn. Herodotus khẳng định rằng Helen bị bắt cóc, trong khi tác phẩm Cypria chỉ đơn giản đề cập sau khi Paris tặng Helen những món quà, “Aphrodite đã đưa hoàng hậu xứ Sparta đến với hoàng tử thành Troy.” Apollodorus cho rằng Paris đã thuyết phục Helen rời đi cùng anh ta, còn Sappho lại đưa ra quan điểm Helen đã tự nguyện rời bỏ Menelaus và cô con gái chín tuổi, Hermione, để đến với Paris:

Some say a host of horsemen, others of infantry and others
of ships, is the most beautiful thing on the dark earth
but I say, it is what you love
Full easy it is to make this understood of one and all: for
she that far surpassed all mortals in beauty, Helen her
most noble husband
Deserted, and went sailing to Troy, with never a thought for
her daughter and dear parents.

— Sappho, trích đoạn 16 (Voigt)

Dịch:

Một số người nói đoàn kỵ binh, người khác thốt lên bộ binh, và cũng có người ngợi ca những con tàu là thứ đẹp đẽ nhất trên thế gian tối tăm.
Nhưng tôi cho rằng, đó là những gì bạn yêu thương.
Thật dễ dàng để mọi người nhìn thấu, bởi lẽ
Helen, người vượt xa vẻ đẹp trần thế
Bỏ lại người chồng cao quý nhất,
Lên thuyền đến thành Troy, chẳng mảy may nghĩ đến con gái hay cha mẹ yêu dấu.

Vụ bắt cóc Helen, Francesco Primaticcio, khoảng 1530-1539

Dio Chrysostom đưa ra cách lý giải hoàn toàn khác, đặt dấu hỏi về những thông tin mà Homer đưa ra. Theo ông, sau khi Agamemnon kết hôn với chị gái của Helen là Clytemnestra, Tyndareus cũng gả Helen cho Menelaus, em trai Agamemnon, vì lý do chính trị. Tuy nhiên, Helen được rất nhiều người từ khắp nơi đổ về cầu hôn. Trong đó có Paris, người vượt trội hơn tất cả và chiếm được cảm tình của Tyndareus cùng các con trai ông. Vì vậy, Paris đã chiến thắng một cách công tâm và đưa Helen đến thành Troy với sự chấp thuận từ gia đình cô.

Cuốn sách Helen of Troy: Myth, Beauty, Devastation của Ruby Blondell cho rằng: “Mặc dù sự ra đi của Helen thường được gọi là một ‘cuộc bắt cóc’, nhưng không có nguồn tài liệu nào cho rằng Paris dùng vũ lực ép buộc cô. Sự tự nguyện của cô là yếu tố quan trọng trong câu chuyện”.

Ở Troy

Khi Menelaus phát hiện vợ mình mất tích, anh kêu gọi tất cả người cầu hôn đến thực hiện lời thề, từ đó bắt đầu cuộc chiến thành Troy.

Hạm đội Hy Lạp tập trung ở Aulis để chuẩn bị cho cuộc chiến. Trong lúc đó, Agamemnon đã vô tình giết một con hươu trong khu rừng mà Artemis bảo vệ, hoặc trong một số phiên bản, ông tự mãn khoe khoang về chiến tích săn bắn của mình. Nữ thần cho rằng đây là hành vi phạm thánh nên vô cùng nổi giận, làm ngừng gió khiến tàu thuyền quân Hy Lạp không thể ra khơi. Chỉ có sự hy sinh của con gái Agamemnon, Iphigenia, mới xoa dịu bà. Clytemnestra, mẹ của Iphigenia và là chị gái của Helen, đã cầu xin chồng cân nhắc lại quyết định, bà còn gọi Helen là “người phụ nữ xấu xa”. Clytemnestra cảnh báo chồng việc hy sinh Iphigenia vì Helen chẳng khác nào “mua thứ chúng ta ghét nhất bằng thứ mà chúng ta trân trọng nhất”.

Trước khi chiến sự bắt đầu, người Hy Lạp đã cử một phái đoàn đến gặp người thành Troy dưới sự dẫn dắt của Odysseus và Menelaus. Họ cố gắng thuyết phục đức vua Priam trả lại Helen nhưng không thành công. Helen cảm thấy tự căm ghét và hối hận vì những gì mình đã gây ra. Gần cuối cuộc chiến, người Troy thể hiện thái độ căm phẫn cô tột độ. Khi Hector chết, cô là người thứ ba khóc thương tại tang lễ của anh và cô nói rằng, trong tất cả người Troy, chỉ có Hector và Priam luôn đối xử tốt với cô:

Hector trách mắng Helen và Paris (vì đã gây ra cuộc chiến),
F. Hendrickx, 1820

Wherefore I wail alike for thee and for my hapless self with grief at heart; for no longer have I anyone beside in broad Troy that is gentle to me or kind; but all men shudder at me.

– Helen

“Vì thế, ta than khóc cho cả ngươi và cho chính số phận bất hạnh của ta, nỗi buồn tràn ngập trái tim; vì giờ đây ta không còn ai bên cạnh ở Troy rộng lớn này, không còn ai đối xử dịu dàng và tử tế với ta; tất cả đàn ông đều kinh hãi ta.”

Những lời cay đắng này cho thấy Helen dần nhận ra điểm yếu của Paris và quyết định liên kết với Hector. Hai người hình thành mối quan hệ thân thiết và cô có nhiều quan điểm cay nghiệt dành cho Paris khi so sánh hai anh em họ.

Howbeit, seeing the gods thus ordained these ills,
would that I had been wife to a better man,
that could feel the indignation of his fellows and their many revilings. […]
But come now, enter in, and sit thee upon this chair, my brother,
since above all others has trouble encompassed thy heart
because of shameless me, and the folly of Alexander.

– Helen

“Dẫu thấy các vị thần đã định sẵn tai ương,
Ước gì tôi làm vợ người đàn ông xứng đáng hơn,
Người có thể chịu đựng phẫn nộ của thiên hạ, và muôn lời chỉ trích nặng nề.[…]
Nhưng thôi, hãy vào đây ngồi trên chiếc ghế này, người anh yêu quý,
Bởi nỗi đau khổ bao trùm trái tim người
Bởi sự xấu hổ của tôi và sự ngu ngốc của Alexander.”

Sau khi Paris bị giết trong trận chiến, đã có một cuộc tranh cãi nổ ra giữa người Troy về việc cô nên tái hôn với người con trai còn lại nào của vua Priam: Helenus hay Deiphobus. Cuối cùng cô được gả cho Deiphobus.

Sự sụp đổ của thành Troy

Trong khi thành Troy bị sụp đổ, vai trò của Helen trở nên mơ hồ. Khi Con Ngựa Thành Troy được đưa vào thành, cô giả vờ tiến hành nghi lễ Bacchic, dẫn dắt một đoàn hợp xướng của các phụ nữ Troy, và cầm đuốc trong tay, cô ra hiệu cho người Hy Lạp từ tháp trung tâm của thành. Sau cái chết của Hector và Paris, Helen trở thành tình nhân của người em trai họ, Deiphobus; nhưng khi cuộc tấn công vào Troy bắt đầu, cô giấu thanh gươm của người chồng mới, bỏ mặc ông ta trước sự trừng phạt của Menelaus và Odysseus.

Khi thành Troy lụi tàn, vai trò của Helen khá mơ hồ. Trong tác phẩm Aeneid của Virgil, Deiphobus kể lại thái độ phản bội của Helen. Khi Con Ngựa Thành Troy được đưa vào thành, cô giả vờ thực hiện nghi lễ Bacchic (liên quan đến thần Dionysus), dẫn đầu đoàn hợp xướng gồm phụ nữ Troy. Cô cầm đuốc trong tay, ra hiệu cho người Hy Lạp từ tháp trung tâm của thành. Tuy nhiên, trong Odyssey, Homer kể một câu chuyện khác: Helen đi vòng quanh Con Ngựa ba lần, bắt chước giọng nói đau khổ của những người phụ nữ Hy Lạp bị bỏ lại quê nhà.Đó là cách cô tra tấn những người đàn ông bên trong (bao gồm cả Odysseus và Menelaus) về những ký ức người thân yêu của họ, khiến họ suýt gục ngã.

Lễ rước Ngựa Troy vào thành Troy, Giovanni Domenico Tiepolo, khoảng năm 1760

Sau cái chết của Hector và Paris, Helen trở thành tình nhân người em kết tiếp, Deiphobus. Nhưng lúc Troy bị tấn công, cô giấu thanh kiếm của người chồng mới và bỏ mặc anh ta trước sự trừng phạt của Menelaus và Odysseus. Trong Aeneid, Aeneas đã gặp Deiphobus tàn tạ dưới Âm phủ. Các vết thương của anh ta là bằng chứng cho cái chết nhục nhã, vì hành động phản bội cuối cùng của Helen.

Tuy nhiên, các hình tượng về Helen trong thành Troy có vẻ mâu thuẫn với nhau. Một mặt, ta thấy Helen phản bội, giả vờ thực hiện các nghi lễ Bacchic và vui mừng trước cảnh tàn sát của người Troy. Mặt khác, lại xuất hiện miêu tả Helen, cô đơn và bất lực, tuyệt vọng tìm kiếm nơi trú ẩn khi thành Troy đang cháy. Stesichorus kể rằng cả người Hy Lạp lẫn người Troy đều tụ tập ném đá cô đến chết. Khi Menelaus cuối cùng tìm thấy cô, anh nâng kiếm lên tính giết cô. Anh yêu cầu chỉ một mình anh mới được kết liễu người vợ không chung thủy này. Nhưng lúc Menelaus sẵn sàng hạ kiếm, Helen cởi bỏ chiếc áo choàng khỏi vai, vẻ đẹp rạng ngời tỏa sáng khiến anh không thể xuống tay. Electra than vãn:

“Alas for my troubles! Can it be that her beauty has blunted their swords?”

“Ôi những đau khổ của ta! Liệu sắc đẹp của cô ấy có làm cùn đi những thanh kiếm của họ không?”

Số mệnh

Helen trở về Sparta và sống cùng Menelaus, nơi cô gặp Telemachus, con trai của Odysseus. Cô và Menelaus dường như đã làm lành và có một cuộc sống hôn nhân hòa thuận. Anh không còn thù hận Helen vì đã chạy trốn cùng tình nhân, còn cô cũng không cảm thấy e ngại khi kể lại những câu chuyện về cuộc sống của mình bên trong thành Troy.

Helen nhận ra Telemachus, con trai Odysseus,
Jean-Jacques Lagrenée (1739-1821)

Sự thật thú vị

  • Helen được coi là một trong “Ba Nét Đẹp Vĩ Đại Nhất”, bao gồm cô, Cleopatra và Dương Quý Phi.
  • Cô là người đầu tiên sở hữu Katoptris, mặc dù không nhiều người biết liệu cô có thực sự sử dụng nó trong chiến đấu hay chỉ đơn giản dùng như gương soi.
  • Vì trải qua nhiều sự kiện đau thương có liên quan đến nữ thần Aphrodite, Helen đâm ra căm ghét và thù hận tất cả các nữ thần tình yêu và sắc đẹp, cũng như con cái bán thần và các thầy tế của họ.

Để lại một bình luận